Nhã nhạc cung đình Huế - Di sản văn hóa của nhân loại

Nguyễn Hiền
0
"Âm nhạc cung đình" theo nghĩa thông thường được hiểu là các thể loại ca nhạc, kể cả các thể loại ca nhạc đi kèm với múa và kịch hát, dùng trong các lễ nghi cúng tế và triều chính, các ngày quốc lễ do triều đình tổ chức và sinh hoạt vui chơi giải trí của vua và hoàng tộc. Còn tên gọi "Nhã Nhạc" được các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời nhà Hồ dùng với những nội hàm khác nhau: khi để chỉ âm nhạc cung đình nói chung, lễ nhạc cung đình nói riêng, khi để chỉ một tổ chức âm nhạc, thậm chí một dàn nhạc cụ thể.

Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam

1. Lịch sử

Âm nhạc cung đình Việt Nam chính thức hình thành với sự lên ngôi của triều Nguyễn vào đầu thế kỉ 19. Tuy nhiên, nền tảng ban đầu của Âm nhạc cung đình Việt Nam đã bắt đầu manh nha từ thế kỉ 17 dưới thời các chúa Nguyễn khi vào cát cứ Đàng Trong. Thời kỳ hưng thịnh nhất của âm nhạc cung đình Huế là nửa đầu thế kỷ 19 cho tới thời Vua Tự Đức (1848 – 1883).
Nhã nhạc cung đình Huế - Di sản văn hóa của nhân loại
Khoảng năm 1947-1948, bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại, vợ vua Khải Định) đã tập hợp một số nghệ nhân cung đình từ thời vua Bảo Đại, nhờ đó một số thể loại ca múa nhạc cung đình được duy trì. Những năm 80 của thế kỷ 20, âm nhạc cung đình Huế bắt đầu được sự quan tâm của Bộ Văn hoá và chính quyền địa phương. Vào những năm 90, âm nhạc cung đình Huế bước vào giai đoạn phục hưng. Từ đó tới nay loại hình nghệ thuật này đã được đưa đi giới thiệu ở nhiều nơi trên thế giới.

2. Giá trị nghệ thuật và văn hóa

Các thể loại âm nhạc cung đình Huế bao gồm: nhạc lễ nghi thờ cúng và nhạc lễ nghi triều chính, múa cung đình, ca nhạc thính phòng và kịch hát (tuồng cung đình).
Xưa kia nhạc cung đình Huế bao gồm nhiều thể loại: Giao nhạc dùng trong lễ Tế Giao; Miếu nhạc dùng trong các lễ tế miếu; Ngũ tự nhạc dùng trong các cuộc tế lễ Thần Nông, Thành Hoàng, Xã Tắc; Đại triều nhạc dùng trong những dịp lễ lớn hoặc đón tiếp sứ thần các nước; Thường triều nhạc dùng trong các lễ thường triều; Yến nhạc dùng trong các cuộc yến tiệc lớn trong cung đình; Cung nhạc phục vụ trong nội cung.
Nhã nhạc cung đình Huế - Di sản văn hóa của nhân loại
Múa cung đình Huế xưa có nhiều điệu sử dụng vào những dịp khác nhau. Mười một điệu múa cung đình còn tồn tại đến ngày nay là: Bát dật dùng trong tế giao, miếu, xã tắc, lịch đại đế vương và Khổng Tử; Lục cúng, Tam tinh, Bát tiên, Đấu chiến thắng Phật, Tứ linh, Tam quốc tây du dùng trong các ngày lễ vạn thọ, thánh thọ, tiên thọ và lễ cúng Mụ; Trình tường tập khánh trong các lễ tứ, ngũ tuần đại khánh chúc cho dân giàu nước mạnh; Nữ tướng xuất quân trong những ngày lễ chiến thắng, hưng quốc khánh niệm, dạ yến và tiếp sứ thần ngoại quốc; Vũ phiến dành cho hoàng thái hậu, hoàng hậu, phi tần, công chúa thưởng lãm trong những yến tiệc tân hôn; Lục triệt hoa mã đăng trong lễ hưng quốc khánh niệm cho công chúng xem ở trước Phu Văn lâu.
Nhã nhạc cung đình Huế - Di sản văn hóa của nhân loại

Múa lục cúng hoa đăng
Hệ thống bài bản ca nhạc cung đình dùng cho các thể loại ca nhạc trên bao gồm rất nhiều bài. Tuy nhiên sau những giai đoạn suy thoái, nhiều bản nhạc đã bị thất truyền, chỉ còn biết lời ca. Những bản nhạc ngày nay còn bảo tồn được bao gồm: Mười bản ngự (Phẩm tuyết, Nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Bình bán, Tây mai, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ, Tẩu mã), Long đăng, Long ngâm, Phú lục, Tiểu khúc, Tam luân cửu chuyển, Đăng đàn cung, Đăng đàn đơn, Đăng đàn kép, Thái bình cổ nhạc, Bông, Mã vũ, Man và một số bài khác trong hệ bài bản của ca nhạc thính phòng như Nam Bình, Nam Ai...
Các dàn nhạc cung đình triều Nguyễn cũng gồm nhiều loại có biên chế khác nhau nhằm phục vụ các nghi lễ và nhu cầu giải trí trong cung: Nhã nhạc, Huyền nhạc, Ti trúc tế nhạc, Tiểu nhạc, Đại nhạc, Cổ xuý đại nhạc, Nhạc thiều, Bát âm, Ty chung, Ty khánh, Ty cổ...
Nhã nhạc cung đình Huế - Di sản văn hóa của nhân loại
Âm nhạc cung đình Huế là sự kế thừa và phát triển lên một đỉnh cao mới những thành tựu của dòng nhạc cung đình Thăng Long đã được xây dựng từ nhiều thế kỉ trước. Sự kế thừa và phát triển đó thể hiện ở những yếu tố như: Duy trì một số tổ chức dàn nhạc cung đình của những triều đại trước và tạo những biến thể mới đa dạng trên cơ sở những tổ chức dàn nhạc thời Lê; Tiếp tục sử dụng nhiều nhạc khí thông dụng trong âm nhạc cung đình Thăng Long; Duy trì và biến hoá một số điệu múa cung đình đã có từ trước và sáng tạo thêm nhiều điệu múa mới; Sáng tạo một thể loại ca nhạc thính phòng mới (đờn ca Huế) và đẩy khí nhạc Việt Nam lên một bước phát triển cao hơn cả về kĩ thuật diễn tấu, hình thức hoà tấu; Kế thừa nghệ thuật hát bội Đàng Ngoài và phát triển nó lên độ cực thịnh đồng thời tạo ra một lưu phái tuồng mới có phong cách riêng: tuồng Kinh (của kinh đô) với phong cách “tuồng văn”; Kế thừa có biến hoá hệ thống âm luật năm Hồng Đức thời Lê, nửa cuối thế kỉ 15 và phát triển nhạc ngữ, nhạc lí; Kế tục truyền thống học hỏi, tiếp thu và Việt hoá những yếu tố nước ngoài đã định hình trong âm nhạc Việt nói chung, âm nhạc cung đình Thăng Long nói riêng…
Đặc trưng của Âm nhạc cung đình Huế là sự hội nhập, tiếp biến văn hoá Hoa, Chăm và những ảnh hưởng của Phật, Nho. Múa cung đình có quan hệ mật thiết với nghệ thuật tuồng (hát bội). Âm nhạc cung đình Huế tổng hợp trong đó sự phong phú, đa dạng về nhiều mặt: về loại hình nghệ thuật, thể loại, chủng loại nhạc khí và âm sắc, bài bản, cơ cấu tổ chức dàn nhạc và các hình thức hoà tấu, môi trường trình diễn, nhạc điệu… Nhờ vậy đến với âm nhạc cung đình Huế người thưởng thức sẽ có nhiều "món" để thay đổi “khẩu vị” không những cho thính giác mà cả thị giác.
Nhã nhạc cung đình Huế - Di sản văn hóa của nhân loại
Âm nhạc cung đình Huế có qui mô lớn và tính chuyên nghiệp cao: là loại nhạc chính thống của quốc gia, nhiều tổ chức dàn nhạc và tiết mục ca múa nhạc cung đình có qui mô lớn, gồm nhiều loại nhạc khí, nhiều diễn viên, nhạc công, ca công trình diễn. Ngoài ra đây còn là thể loại nhạc có tính ứng tấu, biến hóa linh hoạt và tính bác học cao.
Ngày 07/11/2003, trong phiên họp chính thức được tổ chức tại Paris, UNESCO đã ghi tên 28 kiệt tác Di sản Văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại lần thứ hai, trong đó có Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Việt Nam mà Huế gìn giữ và phát triển. Đây là di sản phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được công nhận vào danh mục này, ghi nhận thành quả của hành trình 10 năm phấn đấu, chuẩn bị không mệt mỏi của chính quyền Trung ương, địa phương và Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
Kiến%20thức%20chứng%20khoán

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Please Select Embedded Mode To show the Comment System.*

[gia]200 tỷ[/gia]

[diachi]Ghềnh Ráng, Qui Nhơn[/diachi]

[dientich]1200m2[/dientich]

[ketcau]
- Chủ đầu tư: Bambo Capital
- Mã cổ phiếu: BCG
- Đánh giá cổ phiểu: Triển vọng 2022-2025
[/ketcau]

[mota] Tọa lạc tại Ghềnh Ráng, chỉ cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 10km, khu nghỉ dưỡng Casa Resort là địa điểm mới hấp dẫn mang đậm nét quyến rũ với bãi biển dài xanh trong ngập tràn ánh nắng. [/mota]


[chitiet]
casamarina

GIỚI THIỆU

Tọa lạc tại Ghềnh Ráng, chỉ cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 10km, khu nghỉ dưỡng Casa Resort là địa điểm mới hấp dẫn mang đậm nét quyến rũ với bãi biển dài xanh trong ngập tràn ánh nắng.

Khu nghỉ dưỡng được thiết kế với kiến trúc độc đáo cùng không gian yên tĩnh sẽ mang đến những trải nghiệm mới cho một kỳ nghỉ trọn vẹn của du khách muốn tìm về với biển cả và hòa mình vào nắng gió.

Khu nghỉ dưỡng gồm có 56 phòng và biệt thự nằm rải rác trên 1,5 hecta đất và đồi núi. Gồm các loại phòng Deluxe, Luxury, Villa trên đồi và Villa biển. Tất cả phòng và biệt thự được thiết kế với đầy đủ tiện nghi. Khách đến với Casa Resort sẽ ấn tượng bởi một tiền sảnh thoáng mát, hướng nhìn ra biển, cạnh bên là khu vực nhà hàng đã tạo nên một tổ hợp kiến trúc lạ mắt và độc đáo. Bể bơi lớn với hệ thống xử lý nước bằng lọc khí Ozone và hệ thống Jacuzzi massage thư giãn. Khu nghỉ dưỡng với hệ thống làng chài bao quanh thích hợp cho loại hình du lịch và nghỉ dưỡng.

casamarina

Khu nghỉ dưỡng Casa Resort còn là điểm đến lý tưởng để du khách có thể khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ cùng những danh thắng văn hóa cổ xưa và những món hải sản tuyệt vời của vùng đất Bình Định, nơi kết hợp hài hòa giữa núi-biển và được mệnh danh là vùng “ đất võ trời văn” của Việt Nam.

Khu nghỉ dưỡng Casa Resort Quy Nhơn có 56 phòng và biệt thự, trong đó gồm có 32 phòng Deluxe, 08 phòng luxury hướng biển, 08 biệt thự đồi hướng biển và 08 biệt thự hướng biển có thể đi trực tiếp ra biển. Tất cả các phòng và biệt thự được thiết kế với đầy đủ tiện nghi. Các tiện nghi trong phòng bao gồm điều hòa, ti vi 43 inches, kết nối WIFI miễn phí, ban công riêng tư, điện thoại, minibar, trà và cà phê đặt phòng, bình đun nước nóng, máy sấy tóc, áo choàng tắm và dép và phòng tắm đứng.

Các dịch vụ miễn phí bao gồm:

  • Ăn sáng hằng ngày
  • Phục vụ nước uống khi đến nhận phòng
  • Sử dụng hồ bơi, biển và phòng tập thể dục
  • Miễn phí 02 chai nước suối, trà và cà phê
  • Sử dụng WIFI trong phòng

    [/chitiet]



    To Top