Theo tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Yuri Borisov, thì nước này sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt siêu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 T-50 vào năm 2016.
Sức mạnh vũ khí quân sự của Nga - Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 - T-50
Tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 - T-50 (PAK FA) sẽ được đưa vào phiên chế quân đội Nga năm 2016. Với khả năng cơ động siêu phàm, khó bị radar phát hiện, T-50 có thể chiến đấu hiệu quả ở bất cứ khoảng cách nào, tấn công cả mục tiêu trên không lẫn trên đất liền.
Phát triển
Cuối thập niên 1980, Liên bang Xô viết đã phác thảo một kế hoạch sản xuất một loại máy thế hệ kế tiếp để thay thế những chiếc MiG-29 và Su-27 của họ trong vai trò máy bay chiến đấu tiền tiêu. Hai dự án đã được đề xuất cho yêu cầu này, Sukhoi Su-47 và Dự án MiG 1.44. Năm 2002, Sukhoi đã được lựa chọn để lãnh đạo thiết kế chiếc máy bay chiến đấu mới. PAK-FA (hay Sukhoi T-50) sẽ tích hợp kỹ thuật từ cả Su-47 và MiG 1.44.
T-50 là tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 sắp đi vào hoạt động của Nga
T-50 được Bộ quốc phòng Nga kỳ vọng sẽ là
đối thủ đáng gờm của F-22 và F-35 của Mỹ nên chương trình phát triển loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này được Nga đặc biệt chú trọng.
Thông số
T-50 nặng 35 tấn và có trọng tải tối đa khi tham chiến là 10 tấn. Nó có thể bay ở tốc độ tối đa 2.600 km/h, đạt trần bay 20.000km và có tầm hoạt động 5.500km, trong khi radar trang bị có thể bao quát được phạm vi 400km xung quanh máy bay. T-50 có tổng chiều dài lên đến 19,8 m (65,9 ft), sải cánh: 14 m (46,6 ft), chiều cao: 6,05 m (19,8 ft), diện tích cánh: 78,8 m² (848,1 ft).
T-50 là chiếc tiêm kích của Nga phát triển, dự tính đưa vào hoạt động từ 2016
T-50 sử dụng các động cơ kiểm soát véc-tơ kéo. Việc điều chỉnh hướng phụt của động cơ cho phép PAK FA gần như có thể xoay tại chỗ.Loại động cơ Izdenie 117 (AL-41F1) này cho phép tăng tốc tới tốc độ siêu âm không cần đốt cháy thêm và sử dụng hệ thống kiểm soát kỹ thuật số. Tuy nhiên đây chỉ là giai đoạn đầu - vào năm 2020 động cơ hiện nay sẽ được thay bằng động cơ mới, lực kéo tăng thêm từ 25-30%.
Trang bị
Tiêm kích T-50 dự tính sẽ được trang bị 1 pháo GSh-30-1 30 mm hoặc 2 pháo loại này. Máy bay có sẵn 10 giá treo đặt trong 4 khoang vũ khí, 6 bên ngoài cho các tên lửa không đối không nhưng thường là treo thùng dầu phụ. Các vũ khí dự tính máy bay có thể mang theo rất đa dạng, có thể là tên lửa không đối không như: AA-12 Adder (R-77 hay RVV-AE), AA-11 Archer (R-73), AA-10C Alamo (R-27ER1), tên lửa không đối đất và đối hải như: AS-17 Krypton (Kh-31), AS-16 Kickback (Kh-15), AS-10 Karen (Kh-25ML).
Là tiêm kích thế hệ 5, T-50 được trang bị với đang dạng vũ khí
Hệ thống điện tử được trang bị trên T-50 gồm có: Radar mảng pha băng X AESA N050: Tầm quét 400 km, theo dõi 60 mục tiêu và đồng thời tiêu diệt 16, radar mảng pha băng L AESA : Chuyên phát hiện mục tiêu tàng hình. Hệ thống đối kháng điện tử ECM, hệ thống điện tử tích hợp gồm: Thiết bị tìm kiếm hồng ngoại (FLIR) OLS-50M, Thiết bị nhiễu hồng ngoại 101KC-D, Thiết bị ra đa quang học 101KC-B, Thiết bị quang học 101KC-Y, Thiết bị dẫn đường không đối đất 101KC-H. Diện tích phản xạ ra đa: 0,5 m²
Tính năng chiến đấu
Là một mẫu máy bay thế hệ 5, T-50 có các khả năng tàng hình trước radar, được trang bị các kĩ thuật điện tử hàng không hiện đại, các hệ thống điều khiển bay kĩ thuật số và bay được ở tốc độ siêu âm.
Điều thú vị là khả năng tàng hình của T-50. 70% vỏ máy bay làm bằng vật liệu composite để giảm khả năng bị radar phát hiện. Diện tích phát tán hiệu quả của T-50 - chỉ số quan trọng với radar - là 0,5 m2. Điều này có nghĩa trên màn hình radar, T-50 chỉ như một quả bóng bay.
Tiêm kích của Nga T-50 nổi bật với khả năng tàng hình và khả năng tác chiến vượt trội
T-50 không đơn thuần là tiêm kích, mà là máy bay chiến đấu đa năng, được trang bị cả vũ khí đối đất. Nga có thể sẽ trang bị mẫu máy bay này tên lửa siêu âm BrahMos do Nga-Ấn hợp tác chế tạo, tên lửa đối hạm Kh-35, hay "sát thủ diệt radar"Kh-58.
PAK FA có thể tác chiến trên không ở bất cứ khoảng cách nào và trang bị các tên lửa tầm xa, tầm trung và tầm ngắn. Tên lửa tầm xa R-37 đã đạt kỷ lục thể giới về tầm tấn công mục tiêu - 304km. Tên lửa tầm trung RVV-SD (NATO gọi là Rắn lục). Đầu đạn của nó sử dụng các thanh kim loại với chất tích tụ thu nhỏ. Các thanh kim loại được nối với nhau để khi nổ tạo nên vòng cung mở rộng, cắt đứt mục tiêu.