Cách phân biệt cổ vật với “đồ xưa” và “kỷ vật”

Nguyễn Hiền
0

Năm 2000, lần đầu tiên Việt Nam ban hành Luật Di Sản Văn hóa, trong đó xác định Cổ vật là các gía trị văn hóa vật thể ghi dấu ấn văn hóa của con người, là sản phẩm của con người tạo ra và có tuổi từ 100 năm trở lên… Ở nước ta định nghĩa cổ vật thì mới có cụ thể gần đây, còn các quốc gia phát triển trên thế giới đã định nghĩa về cổ vật từ lâu.



 Cách phân biệt cổ vật với “đồ xưa” và “kỷ vật”


Một thạp, gốm Việt hoa nâu đặc sắc, TK 11-13 (Jar, brown pattern 11th-13th), H 41cm



Với định dạng nêu trên, Cổ vật sẽ có rất nhiều loại hình với chất liệu rất khác nhau. Chất liệu đá, đá qúy, kim loại, gốm sứ, gỗ, giấy… Cổ vật là tượng, là đồ trang sức, đồ dùng trong sinh hoạt, là vũ khí, máy móc, phương tiện giao thông, đo đếm…Cổ vật mênh mông là vậy, nhưng tóm lại chúng phải là sản phẩm do con người làm ra.


Đối với mỗi người, việc quyết định lựa chọn loại hình cổ vật để sưu tập nhằm thoả mãn được ý thích và lại phù hợp với nguồn lực của mình là một việc cần khi vào sân chơi cổ vật. Có lựa chọn và chú tâm như vậy, theo thời gian mới có thể lập nên một sưu tập cổ vật mang dấu ấn của mình và có giá trị cao. Đây là một việc làm không đơn giản đối với một người chơi cổ vật, vì cổ vật quá nhiều chất liệu, loại hình.




 Cách phân biệt cổ vật với “đồ xưa” và “kỷ vật”


Thạp, gốm hoa nâu TK 11-13 (Jar, brown pattern 11th-13th century), H 21cm


Thiết nghĩ để hình thành một sưu tập cổ vật người chơi thường trải qua 03 giai đoạn:


– Giai đoạn đầu, hầu như ai cũng phải “trả học phí”, vì thấy cái gì có hơi hướng cổ vật là đều muốn đến xem để mua.


– Giai đoạn thứ hai: Do đam mê nhưng chưa có đủ kiến thức, chưa có tay nghề vững và kinh nghiệm trong cuộc chơi, dẫn đến thường thích tầm mua các cổ vật có hình thức “hào nhoáng” mà chưa chú ý nhiều đến các tiêu chí đặc trưng cũng như dấu tích văn hóa có gía trị của mỗi cổ vật. Đây là giai đoạn thường bị những người buôn bán cổ vật “chăm sóc, hướng đạo” nhiều nhất.


– Giai đoạn thứ ba: Sau một thời gian đam mê sưu tập cổ vật theo số lượng là qúa trình tự lựa chọn rút gọn lại số lượng các cổ vật để lưu giữ, bởi vì lúc này “tay nghề” đã cao lên và quan hệ trong “Làng đồ” cũng từng trải hơn, cho nên mới tự nhìn ra được những cái qúy, cái đẹp của từng món cổ vật để tự nhận biết và so sánh về thẩm mỹ, về giá trị.


Một sưu tập cổ vật có giá trị là sưu tập đó có nhiều món cổ vật độc đáo, hiếm và đạt được nhiều tiêu chuẩn cao của cổ vật chứ không phải là số lượng hiện vật nhiều là quý. Vậy các tiêu chí để đánh gía chất lượng của từng cổ vật là gì?


Những ai đã thạo cuộc chơi cổ ngoạn thì đều ngấm truyền khẩu về các tiêu chí để đánh giá cổ vật bằng một câu ngắn gọn các cụ để lại là “Nhất dáng, nhì da, tam toàn, tứ tuổi”, nhưng có lẽ chưa đủ, vì cần phải thêm hai tiêu chí nữa là “độc” và có “Thân phận” rõ ràng.


– “Dáng” được xếp đầu tiên để khẳng định món đồ đó có đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao hay bình thường?


– “Da” được xếp thứ hai để xem xét phần kỹ thuật, mỹ thuât tạo ra từ bố cục, hoa văn, họa tiết, nét chạm khắc… trên món đồ và đặc biệt “da” còn là “nước men thời gian” được tạo ra tự nhiên trên bề mặt ngoài của cổ vật mà không do tác động của con người.


Chính 2 tiêu chí trên đã phản ánh được dấu ấn văn hóa để lại của người xưa, thể hiện trình độ chế tác, óc thẩm mỹ sáng tạo ra cổ vật.


– “Toàn” xếp thứ ba để nói lên sự lành, vỡ, sứt mẻ, mất mảnh… của mỗi món đồ. Nếu cùng là một loại cổ vật bình thường giống nhau, nhưng gía trị giữa món đồ lành cao gấp nhiều lần món bị dập chứ chưa nói đến bị vỡ mất mảnh đã qua sửa chữa.





– “Tuổi” xếp cuối cùng chỉ nhằm xác định niên đại chế tác của món cổ vật. Thuần túy mang ý nghĩa khảo cổ học. Nhiều cổ vật mặc dù tuổi thấp, nhưng khi đấu gía thì lại rất nhiều tiền và ngược lại. Nhưng nếu chơi cổ vật mà coi nhẹ “tuổi” của chúng thì cũng không được.


Ngoài 04 tiêu chí thông thường trên, khi đánh gía chất lượng, gía trị của các cổ vật, người có nghề cao thường còn chú ý tới hai tiêu chí nữa là “Độc”, tức là rất hiếm và “Thân phận” tức là xuất sứ của ai, nơi nào đã sử dụng thời xa xưa? Các cổ vật của Vua quan, danh nhân, nhà giầu đặt làm hoặc mua, tặng… để sử dụng (thường gọi là đồ quan) thì có gía trị kinh tế cao khác hẳn những cổ vật của dân chúng bình thường sử dụng (thường gọi là đồ phố). Các cổ vật có hiệu đề, tên lò sản xuất, minh văn cung tiến… sẽ cho biết xuât sứ cổ vật, tất nhiên chúng sẽ qúy hơn các cổ vật không rõ “thân phận”.



 Cách phân biệt cổ vật với “đồ xưa” và “kỷ vật”


Minh văn trên chân đèn gốm Việt, TK 16




Nhưng về “Thân phận” cũng còn tùy vào quan niệm của người sưu tập và của các Bảo tàng. Ví như dòng cổ vật “Sứ ký kiểu” là những đồ sứ Trung Hoa do vua chúa Việt Nam đặt làm ở các lò gốm sứ cao cấp “Thiên triều” trong khoảng thời gian từ TK 17-19 để mang về dùng trong cung phủ thì được một số ít người Việt Nam rất thích thú và đánh giá cao nên lùng mua chơi với giá ngất ngưởng. Cổ vật “sư ký kiểu” do có “hiệu đề” nên đã tự khẳng định rõ “thân phận” của chúng, đây là một tiêu chí không tranh cãi. Nhưng thực tế thì giới nghiên cứu và sưu tập gốm sứ thế giới lại không đánh gía cao dòng cổ vật “sứ ký kiểu” so với các loại hình cổ vật mang dấu ấn văn hóa đích thực của cư dân Việt cổ đã chế tác để sử dụng cách nay 2000 – 2500 năm có tên gọi “đồ đồng Đông Sơn” và các cổ vật gốm Việt thời Lý, Trần, Lê do người Đại Việt làm ra từ TK11-18. Trên thực tế trong các thập niên nửa cuổi thế kỷ 20 đã có nhiều sách, báo và Bảo tàng nước ngoài xuất bản các ấn phẩm để giới thiệu cái đẹp, cái qúy của hai loại hình cổ vật Việt với chất liệu đồng Đông Sơn và gốm thời Lý, Trần, Lê, bởi vì họ đánh giá hai dòng cổ vật Việt này đã thể hiện rất rõ dấu ấn văn hóa đặc trưng không lẫn với các tộc người châu Á và Đông Nam Á khác. Qua sự thật này có thể lý giải đơn giản vì: “sứ ký kiểu” thực chất là đồ sứ Trung Hoa, mang dấu ấn văn hóa Trung Hoa chứ không phải của Việt Nam. Hơn nữa khi người Trung Quốc và các nước khác sưu tập cổ vật gốm sứ Trung Hoa thì họ đều nhận ra về mặt kỹ thuật, mỹ thuật chế tác của dòng “sứ ký kiểu” không thể cao hơn được các cổ vật gốm sứ Trung Hoa thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Chính vì vậy nên ở các Bảo tàng danh tiếng thế giới đã đánh giá cao và trân trọng trưng bầy, bảo quản gìn giữ các loại cổ vật Việt Nam nhưng ít quan tâm và giới thiệu về cổ vật “sứ ký kiểu”.



 Cách phân biệt cổ vật với “đồ xưa” và “kỷ vật”


Sứ Ký Kiểu


Thiết nghĩ sưu tập cổ vật thành công chỉ khi hiểu ra: Sưu tập và nghiên cứu cổ vật là hai lĩnh vực không thể tách rời trong qúa trình “chơi cổ vật”.



Có một số người với chuyên môn ngành học của mình nên họ rất mê cổ vật, nhưng do điều kiện khách quan nên họ chỉ có điều kiện sưu tầm các mẫu vật là mảnh, là đồ dập vỡ rồi phục dựng chơi thành một sưu tập riêng. Những bộ sưu tập ấy cũng rất đáng qúy. Rồi cũng có một số người lại chỉ chuyên nghiên cứu, để có kiến thức viết sách giới thiệu những dòng cổ vật, nêu lên cái đẹp, cái qúy của các cổ vật Việt Nam để giúp kiến thức cho cộng đồng, đó cũng là việc làm đáng trân trọng, thế nhưng họ chưa phải là những người sưu tập cổ vật đích thực. Cạn nghĩ: Sưu tập cổ vật khác hẳn sưu tập khảo cổ học. Muốn thành người sưu tập cổ vật có tay nghề thì ngoài việc trang bị những kiến thức cơ bản về lịch sử, địa lý, khảo cổ, văn hóa… cần tự học qua sách báo và sờ, xem thực tế các cổ vật. Có vậy mới có kiến thức để đủ nhận biết được giá trị cao, thấp của mỗi cổ vật. Hơn nữa một điều không thể thiếu khi muốn sưu tập cổ vật có giá trị cần đầu tư kinh tế mới có được những cổ vât qúy, hiếm đắt tiền.


 Cách phân biệt cổ vật với “đồ xưa” và “kỷ vật”


Ấm hình gà, đồng, Văn hoá Hán – Việt. TK 1-3


Đàm về chơi cổ vật thì còn nghiều chuyện, song chỉ biết nhiều thế hệ người Hà Thành đã rong ruổi tầm chơi cổ vật qua năm tháng rất thú vị, quên đi nhiều phiền muộn trong cuộc sống, song họ cũng đều tốn kém tiền bạc công sức mới mong có được một sưu tập cổ vật đích thực cho mình. Thời gian qua đi không trở lại, tiền bạc bỏ ra mua  về chơi cũng không lấy lại được. Ấy vậy mà lại đem về các món đồ giả cổ thì quá buồn. Giới chơi và sưu tập Cổ vật ở nước ta hiện đang ngỡ ngàng trước các cuộc chơi Cổ vật có các khuynh hướng chơi khác nhau. Để dẫn đề cho các khuynh hướng chơi đó là do các nhà buôn  chuyên nghiệp chủ động “hưỡng dẫn” người chơi. Đáng ra những người mới có tiền của nhiều do làm ăn được trong thời buổi hiện nay khi muốn vào sân chơi Cổ vật cần tìm đến những người Sưu tập và kinh doanh cổ vật có kinh nghiệm, kiến thức để nghe tư vấn, thì họ lại “âm thầm” nghe các vị a,b,c nào đó “dẫn đường”. Cho nên 05 năm lại đây “các anh sứ tàu chung chiêng” đã thống lĩnh thị trường Cổ vật Việt Nam. Nhưng cái gì rồi cũng có lúc thăng, lúc giáng cả. Hiện tại thì “các anh sứ tàu chung chiêng” đã bị “ắc” lại, vì các đại gia mới nổi đã “ngộ” ra sau khi đã mất nhiều tỷ đồng rước về đầy nhà để trưng một dòng Văn hóa ngoại lai chăng có dấu ấn gì của dân tộc Việt cả.


Thiết nghĩ để lập được một bộ sưu tập cổ vật quý không dễ và muôn vàn khó khăn. Nhưng để lưu giữ được sưu tập của mình lâu dài lại là việc càng khó khăn hơn khi khả năng tài chính thì có hạn, tuổi tác thì ngày càng cao làm cho con người bất lực trước ước muốn lưu giữ sưu tập của mình lâu dài cho đời sau. Nói vui, đúng là “giành chính quyền đã khó, nhưng giữ được chính quyền mới là khó hơn nhiều”




Lẽ đời đã chỉ rõ: Con người muốn sống sung sướng cũng cần có nhiều tiền bạc, rồi không ít kẻ cần vinh thăng với đời cũng tốn nhiều tiền bạc, nhưng rồi khối kẻ cũng đã chết trong tủi nhục, cô đơn cũng vì tiền bạc! Ấy vậy nhưng trong lĩnh vực nghiên cứu và sưu tập cổ vật đã có nhiều bậc tiền bối chỉ ra rằng: Nếu chỉ đơn thuần sống vì tiền thì có lẽ chả bao giờ người đời có thể làm nên và lưu giữ được những sưu tập cổ vật có giá trị cho cộng đồng./.



Đào Phan Long


Chủ tịch hội cổ vật Thăng Long-Hà Nội







Kiến%20thức%20chứng%20khoán

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Please Select Embedded Mode To show the Comment System.*

[gia]200 tỷ[/gia]

[diachi]Ghềnh Ráng, Qui Nhơn[/diachi]

[dientich]1200m2[/dientich]

[ketcau]
- Chủ đầu tư: Bambo Capital
- Mã cổ phiếu: BCG
- Đánh giá cổ phiểu: Triển vọng 2022-2025
[/ketcau]

[mota] Tọa lạc tại Ghềnh Ráng, chỉ cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 10km, khu nghỉ dưỡng Casa Resort là địa điểm mới hấp dẫn mang đậm nét quyến rũ với bãi biển dài xanh trong ngập tràn ánh nắng. [/mota]


[chitiet]
casamarina

GIỚI THIỆU

Tọa lạc tại Ghềnh Ráng, chỉ cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 10km, khu nghỉ dưỡng Casa Resort là địa điểm mới hấp dẫn mang đậm nét quyến rũ với bãi biển dài xanh trong ngập tràn ánh nắng.

Khu nghỉ dưỡng được thiết kế với kiến trúc độc đáo cùng không gian yên tĩnh sẽ mang đến những trải nghiệm mới cho một kỳ nghỉ trọn vẹn của du khách muốn tìm về với biển cả và hòa mình vào nắng gió.

Khu nghỉ dưỡng gồm có 56 phòng và biệt thự nằm rải rác trên 1,5 hecta đất và đồi núi. Gồm các loại phòng Deluxe, Luxury, Villa trên đồi và Villa biển. Tất cả phòng và biệt thự được thiết kế với đầy đủ tiện nghi. Khách đến với Casa Resort sẽ ấn tượng bởi một tiền sảnh thoáng mát, hướng nhìn ra biển, cạnh bên là khu vực nhà hàng đã tạo nên một tổ hợp kiến trúc lạ mắt và độc đáo. Bể bơi lớn với hệ thống xử lý nước bằng lọc khí Ozone và hệ thống Jacuzzi massage thư giãn. Khu nghỉ dưỡng với hệ thống làng chài bao quanh thích hợp cho loại hình du lịch và nghỉ dưỡng.

casamarina

Khu nghỉ dưỡng Casa Resort còn là điểm đến lý tưởng để du khách có thể khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ cùng những danh thắng văn hóa cổ xưa và những món hải sản tuyệt vời của vùng đất Bình Định, nơi kết hợp hài hòa giữa núi-biển và được mệnh danh là vùng “ đất võ trời văn” của Việt Nam.

Khu nghỉ dưỡng Casa Resort Quy Nhơn có 56 phòng và biệt thự, trong đó gồm có 32 phòng Deluxe, 08 phòng luxury hướng biển, 08 biệt thự đồi hướng biển và 08 biệt thự hướng biển có thể đi trực tiếp ra biển. Tất cả các phòng và biệt thự được thiết kế với đầy đủ tiện nghi. Các tiện nghi trong phòng bao gồm điều hòa, ti vi 43 inches, kết nối WIFI miễn phí, ban công riêng tư, điện thoại, minibar, trà và cà phê đặt phòng, bình đun nước nóng, máy sấy tóc, áo choàng tắm và dép và phòng tắm đứng.

Các dịch vụ miễn phí bao gồm:

  • Ăn sáng hằng ngày
  • Phục vụ nước uống khi đến nhận phòng
  • Sử dụng hồ bơi, biển và phòng tập thể dục
  • Miễn phí 02 chai nước suối, trà và cà phê
  • Sử dụng WIFI trong phòng

    [/chitiet]



    To Top