Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 2: Hoàng Sa ở Hội đồng Bảo an LHQ

Nguyễn Hiền
0


Giới chức ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã xúc tiến các nỗ lực đưa vấn đề Hoàng Sa ra các tổ chức quốc tế, song bất thành.






Hoàng Sa ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Graham Martin - Ảnh: Digital Journalist



Trong điện tín gửi về Bộ Ngoại giao ngày 20.1.1974, Đại sứ Mỹ Graham Martin cho biết Ngoại trưởng Vương Văn Bắc của Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã gặp ông để thảo luận về “tình hình rất nghiêm trọng” tại quần đảo Hoàng Sa. Theo đó, chính quyền Sài Gòn đã kết luận rằng việc sử dụng biện pháp quân sự, kể cả không quân, để tái chiếm Hoàng Sa là không khả thi trước sự vượt trội về sức mạnh của quân Trung Quốc. Do vậy, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã chỉ thị cho ông Bắc thực hiện một số bước đi ngoại giao để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa.


“Ông Bắc nói với tôi rằng trong tình huống nghiêm trọng này, Tổng thống Thiệu cảm thấy ông cần phải kêu gọi sự giúp đỡ của Mỹ, người bạn và đồng minh thân thiết nhất của VNCH. Ông hy vọng Mỹ sẽ ủng hộ các sáng kiến ngoại giao khác nhau mà VNCH dự định tiến hành”, ông Martin viết.


Nỗ lực ngoại giao


Cụ thể, theo ông Martin, các bước đi mà Sài Gòn dự định thực hiện gồm: thông báo cho Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) và Tổng thư ký LHQ về cuộc tấn công của Trung Quốc ở Hoàng Sa; kiến nghị đến Hội đồng Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO); cân nhắc đưa tranh chấp ra Tòa án Công lý Quốc tế. Ngoài ra, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc cũng được lệnh thông báo sự việc cho các bên ký kết Định ước của Hội nghị quốc tế về Việt Nam (định ước đảm bảo việc thực thi Hiệp định Paris), với lý do Trung Quốc, một thành viên ký kết định ước, đã vi phạm Hiệp định Paris, vốn quy định mọi quốc gia phải tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Ngoại trưởng Bắc cũng triệu tập ngoại giao đoàn để thông báo về tình hình và đề nghị chính phủ các nước ủng hộ VNCH.


Ngày 20.1.1974, VNCH đã chính thức gửi thư đến Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ, yêu cầu triệu tập cuộc họp khẩn của Hội đồng Bảo an để xem xét hành động xâm lược của Trung Quốc “nhằm thực hiện các hành động khẩn cấp để sửa chữa tình hình và chấm dứt việc xâm lược”. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Mỹ tại Hội đồng Bảo an tỏ ra bi quan về việc đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an bởi Trung Quốc vốn là một thành viên thường trực của cơ quan này trong khi VNCH chỉ là quan sát viên của LHQ và tư cách đại diện còn là vấn đề gây tranh cãi.


Đại sứ Mỹ tại LHQ John A. Scali nhận định trong một bức điện gửi cho Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó: “Dự định đưa vấn đề Hoàng Sa ra Hội đồng Bảo an sẽ gây ra rắc rối rõ ràng và nghiêm trọng cho chúng ta. Phía Việt Nam có vẻ như không có cơ hội đạt được một quyết định thuận lợi từ Hội đồng Bảo an và có ít triển vọng đạt được bất kỳ lợi thế nào”.


“Tình thế của chúng ta sẽ cực kỳ bất tiện ngay cả khi Việt Nam có quyền hợp pháp hiển nhiên với quần đảo tranh chấp. Trong tình cảnh hiện tại, chúng ta sẽ tìm cách trì hoãn tiến trình của Hội đồng Bảo an. Điều này sẽ giúp phái bộ VNCH có thời gian thăm dò trực tiếp các thành viên Hội đồng Bảo an và báo cáo kết quả về cho Sài Gòn”, đại sứ Mỹ tại LHQ John A. Scali viết.


Kết quả bất lợi


Cuộc tham vấn các thành viên Hội đồng Bảo an của Chủ tịch Hội đồng Bảo an người Costa Rica Gonzalo J. Facio mang lại kết quả bất lợi cho VNCH. Các nước như Pháp, Úc và Áo đều tỏ ra nghi ngờ về ích lợi của việc ra tuyên bố về vấn đề Hoàng Sa trong khi Iraq và Indonesia đặt câu hỏi về việc ai là đại diện hợp pháp của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an, theo tường thuật của ông Facio.


Indonesia là nước đã công khai ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa. Peru thì thắc mắc về việc liệu một bên không phải là thành viên của LHQ có thể đưa vấn đề ra Hội đồng Bảo an hay không. Đáng chú ý đại sứ Liên Xô tại LHQ Yakov Malik thừa nhận sẽ bất tiện cho Liên Xô nếu phải ủng hộ Trung Quốc. Ông Malik châm chọc rằng Mỹ sẽ gặp vấn đề trong việc chọn lựa “giữa đồng minh cũ và người bạn mới”.


Trước tình hình đó, VNCH đã quyết định gửi thư đến Chủ tịch Facio rút lại yêu cầu về việc triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an. Ngày 25.1, Chủ tịch Facio thông báo Hội đồng Bảo an sẽ không nhóm họp để thảo luận vấn đề Hoàng Sa bởi VNCH đã rút lại yêu cầu.


Ông Facio nói không có đủ ủng hộ cho cuộc họp của Hội đồng Bảo an vì Trung Quốc cho biết sẽ phủ quyết mọi quyết định và có khả năng đại diện của VNCH không được quyền phát biểu trước Hội đồng Bảo an. Trong cuộc tham vấn, một số thành viên đã tranh cãi về quyền triệu tập cuộc họp Hội đồng Bảo an của VNCH, vốn không phải là thành viên LHQ. Theo khảo sát của ông Facio, VNCH sẽ không có đủ 9 phiếu cần thiết. Chỉ có 5 nước phản ứng tích cực là Mỹ, Anh, Úc, Costa Rica và có thể là cả Áo. Những nước phản đối cuộc họp của Hội đồng Bảo an bao gồm Liên Xô, Belarus, Iraq, Indonesia và có thể là cả Pháp. Trả lời một câu hỏi tại cuộc họp báo, ông Facio nói Mỹ không thúc đẩy một cuộc họp của Hội đồng Bảo an và ông có cảm giác Mỹ không thực sự muốn có cuộc họp.


Song song với việc rút lại yêu cầu ở Hội đồng Bảo an, VNCH cũng gửi thư đến Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) yêu cầu kêu gọi các thành viên của tổ chức này “xem xét cách thức và biện pháp để khắc phục tình thế nguy hiểm do cuộc xâm lược của Trung Quốc gây ra” (VNCH không phải là thành viên của SEATO song được bảo hộ bởi hiệp ước này).


Tuy nhiên, một lần nữa VNCH lại gặp phải sự thờ ơ. Ngoại trừ Philippines, vốn lo lắng trước động thái của Trung Quốc, các thành viên còn lại của SEATO đã đưa ra quan điểm rằng SEATO không phải là một tổ chức phù hợp để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và Sài Gòn không đủ tư cách để viện dẫn điều khoản 2 Điều 4 của Hiệp ước về các biện pháp phòng thủ tập thể vì không phải là thành viên chính thức. (Còn tiếp)


Sơn Duân


Kiến%20thức%20chứng%20khoán

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Please Select Embedded Mode To show the Comment System.*

[gia]200 tỷ[/gia]

[diachi]Ghềnh Ráng, Qui Nhơn[/diachi]

[dientich]1200m2[/dientich]

[ketcau]
- Chủ đầu tư: Bambo Capital
- Mã cổ phiếu: BCG
- Đánh giá cổ phiểu: Triển vọng 2022-2025
[/ketcau]

[mota] Tọa lạc tại Ghềnh Ráng, chỉ cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 10km, khu nghỉ dưỡng Casa Resort là địa điểm mới hấp dẫn mang đậm nét quyến rũ với bãi biển dài xanh trong ngập tràn ánh nắng. [/mota]


[chitiet]
casamarina

GIỚI THIỆU

Tọa lạc tại Ghềnh Ráng, chỉ cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 10km, khu nghỉ dưỡng Casa Resort là địa điểm mới hấp dẫn mang đậm nét quyến rũ với bãi biển dài xanh trong ngập tràn ánh nắng.

Khu nghỉ dưỡng được thiết kế với kiến trúc độc đáo cùng không gian yên tĩnh sẽ mang đến những trải nghiệm mới cho một kỳ nghỉ trọn vẹn của du khách muốn tìm về với biển cả và hòa mình vào nắng gió.

Khu nghỉ dưỡng gồm có 56 phòng và biệt thự nằm rải rác trên 1,5 hecta đất và đồi núi. Gồm các loại phòng Deluxe, Luxury, Villa trên đồi và Villa biển. Tất cả phòng và biệt thự được thiết kế với đầy đủ tiện nghi. Khách đến với Casa Resort sẽ ấn tượng bởi một tiền sảnh thoáng mát, hướng nhìn ra biển, cạnh bên là khu vực nhà hàng đã tạo nên một tổ hợp kiến trúc lạ mắt và độc đáo. Bể bơi lớn với hệ thống xử lý nước bằng lọc khí Ozone và hệ thống Jacuzzi massage thư giãn. Khu nghỉ dưỡng với hệ thống làng chài bao quanh thích hợp cho loại hình du lịch và nghỉ dưỡng.

casamarina

Khu nghỉ dưỡng Casa Resort còn là điểm đến lý tưởng để du khách có thể khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ cùng những danh thắng văn hóa cổ xưa và những món hải sản tuyệt vời của vùng đất Bình Định, nơi kết hợp hài hòa giữa núi-biển và được mệnh danh là vùng “ đất võ trời văn” của Việt Nam.

Khu nghỉ dưỡng Casa Resort Quy Nhơn có 56 phòng và biệt thự, trong đó gồm có 32 phòng Deluxe, 08 phòng luxury hướng biển, 08 biệt thự đồi hướng biển và 08 biệt thự hướng biển có thể đi trực tiếp ra biển. Tất cả các phòng và biệt thự được thiết kế với đầy đủ tiện nghi. Các tiện nghi trong phòng bao gồm điều hòa, ti vi 43 inches, kết nối WIFI miễn phí, ban công riêng tư, điện thoại, minibar, trà và cà phê đặt phòng, bình đun nước nóng, máy sấy tóc, áo choàng tắm và dép và phòng tắm đứng.

Các dịch vụ miễn phí bao gồm:

  • Ăn sáng hằng ngày
  • Phục vụ nước uống khi đến nhận phòng
  • Sử dụng hồ bơi, biển và phòng tập thể dục
  • Miễn phí 02 chai nước suối, trà và cà phê
  • Sử dụng WIFI trong phòng

    [/chitiet]



    To Top