Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi.Ngày nay, cùng với mức sống được nâng cao thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng. Bệnh không chỉ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho bản thân người mắc mà còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của họ.
MÓN ĂN CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BỔ DƯỠNG MAU KHỎI BỆNH
Một trong các món ăn trị bệnh tiểu đường
Đái tháo đường (tiểu đường – TĐ) theo Đông y gọi là chứng tiêu khát. Nguyên nhân có nhiều nhưng tiêu biểu vẫn là do chứng thận hư gây ra, kèm theo những rối loạn chuyển hoá các chất trong cơ thể như: mỡ hay tì, vị hư nhược… mà sinh bệnh. Để có thể tham khảo và áp dụng được hiệu nghiệm, xin giới thiệu những món ăn thuốc có công hiệu làm lui bệnh TĐ, nếu khi thấy thích hợp có thể chọn lựa sử dụng được hiệu quả, an toàn.
1./. Canh khổ qua
Dược liệu gồm: Mướp đắng tức khổ qua 100g
Cách bào chế: Rửa sạch khổ qua cắt lát, cho vào nồi đổ nước vừa phải nấu thành canh.
Công hiệu của món này là giảm đường huyết, nên phù hợp trong chứng TĐ bị nhẹ.
2./. Cháo ý dĩ, hoài sơn
Dược liệu gồm: bột hoài sơn 50g, ý dĩ 25 g
Cách chế biến: Cho cả hai vị trên vào nồi đổ đủ nước hầm nhừ thành cháo loãng.
Cách sử dụng: Chia ra làm hai buổi trong ngày, ăn khi cháo đang còn nóng. Công hiệu của món này là ích thận, kiện tỳ nên thích hợp với người bị bệnh TĐ do thận hư.
3./. Canh đậu đỏ, bí đao
Dược liệu gồm: đậu đỏ và bí đao lượng đủ ăn trong một bữa.
Cách chế biến: Cho đậu đỏ vào cung nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu chín nhừ.
Cách sử dụng: uống nước ăn hết cái, ngày ăn hai lần, có thể dùng thường xuyên.
Công hiệu của món này là lợi đái tháo, giải độc thích hợp trong chứng ĐTĐ sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành.
4./. Nấm xào thịt nạc
Dược liệu gồm: Nấm tươi 250 g, thịt lợn nạc 50g, dầu vừng (mè) 25g, rượu gạo một chút, muối vừa đủ.
Cách chế biến: Rửa sạch nấm, thịt lợn nạc thái lát cho vào xào chung với dầu vừng nêm gia vị vừa ăn.
Cách sử dụng: Dùng làm thức ăn trong bữa cơm.
Công hiệu của món này là dưỡng khí, bổ huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thích hợp với bệnh chứng ĐTĐ mà có gan nhiễm mỡ mạn tính, khí huyết hư nhược.
5./. Cháo cà rốt
Dược liệu gồm: cà rốt tươi 100 g, gạo dẻo 150g.
Cách chế biến: rửa sạch cà rốt, thái miếng, nấu chung với gạo dẻo thành cháo nhừ.
Cách sử dụng: ăn cháo vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liên tục.
Công hiệu của món này là kiện tỳ, lý khí, giáng trọc, giảm mỡ. Thích hợp với bệnh ĐTĐ có kèm theo mỡ máu cao, tỷ vị không điều hoà, bụng trướng khó chịu.
6./. Cháo sâm, thiên môn đông
Dược liệu gồm: nhân sâm 6, thiên môn đông 30g, gạo lứt 100g.
Cách chế biến: Cho gạo lứt vào nồi đổ nước vừa nấu thành cháo. Khi cháo gần nhừ thì cho nhân sâm cùng thiên môn đông đã thái lát mỏng vào và tiếp tục nấu nhừ thành cháo.
Cách sử dụng: Chia ra hai lần, ăn vào buổi sáng và chiều. Cần phải ăn liền trong 7 – 10 ngày.
Công hiệu của món này là ích khí, dưỡng tâm nên thích hợp với chứng ĐTĐ kèm theo bệnh mạch vành tim, tâm khí bất túc.
7./. Cháo đào nhân
Dược liệu gồm: đào nhân10 –15g, gạo dẻo 100g.
Cách chế biến: Giã nát đào nhân ép lấy nước, bỏ bã, cho vào nồi đổ cùng gạo, nước vừa đủ nấu nhỏ lửa đến nhừ thành cháo là được.
Cách sử dụng: chia ra ăn vào buổi tối và sáng. Cần ăn vài ngày liền.
Công hiệu của món này là hoạt huyết hoá ứ, thích hợp với người mắc chứng đái tháo đường kèm theo bệnh vành tim, khí trệ, huyết ứ.
8./. Cháo hà thủ ô
Dược liệu gồm: hà thủ ô 30 – 60g, sơn dược (khoai mài) 40g, táo đỏ 3 – 5 quả, gạo tẻ thơm 100 g.
Cách chế biến: Hà thủ ô với sơn dược được nấu kỹ với lửa nhỏ, gạn lấy nước cho gạo và táo đỏ vào nấu nhừ thành cháo.
Cách sử dụng: Chia ra ăn hai lần vào buổi sáng và chiều.
Công hiệu của món này là tư bổ can, thận ích khí, dưỡng tâm. Thích hợp cho người mắc chứng ĐTĐ lại kèm theo bệnh vành tim, can và thận đều hư.
9./. Gà ác hoàng kỳ
Dược liệu gồm: hoàng kỳ sống 30 – 50 g, gà ác (gà xương đen) 1 con.
Cách chế biến: gà thịt làm sạch lông, bỏ lòng ruột, cho gà cùng hoàng kỳ nấu sôi nhỏ lửa, sau đó vớt bỏ hết váng, đun thêm một lúc thì vớt xác hoàng kỳ ra, nêm mắm muối vừa miệng.
Cách sử dụng: Cần dùng mỗi ngày một thang. Cần ăn từ 3 – 10 ngày liền.
Công hiệu của mốn này là ích khí dưỡng tâm, rất có công hiệu với người mắc đái chứng ĐTĐ mà tâm hư, thận hư, ra nhiều mồ hôi trộm.
10./. Cháo hải sâm
Dược liệu gồm: Hải sâm 41 g, gạo trắng 30 g.
Cách chế biến: Làm sạch hải sâm, thái miếng nhỏ, sau cho vào cùng gạo đổ nước nấu nhừ thành cháo.
Cách sử dụng: Ăn vào buổi sáng, ngày 1 thang, cần ăn 3 – 5 ngày liền.
Công hiệu của món này là hoạt huyết, hoá ứ, lý khí, dứt đau. Thích hợp với chứng ĐTĐ kèm theo viêm tuyến tiền liệt, huyết ứ./.
Dưỡng trong điều trị tiểu đường
Ngày nay, cùng với mức sống được nâng cao thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng. Bệnh không chỉ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho bản thân người mắc mà còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của họ
Theo thống kê của tổ chức đái tháo đường thế giới, cứ mỗi 24h, trên thế giới có: 3.600 trường hợp mới được chẩn đoán, 580 người bị tử vong liên quan đến biến chứng đái tháo đường, 225 người bị cắt đoạn chi, 120 người suy thận giai đoạn cuối và 55 người bị mù lòa.
Để hạn chế các nguy cơ biến chứng, người bệnh cần kiểm soát một cách chủ động và chặt chẽ đường huyết 24 giờ hàng ngày.
Nhằm ổn định đường huyết 24h ngoài việc tuân thủ đầy đủ chế độ điều trị, dùng thuốc, thì dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp kiểm soát ổn định đường huyết trong ngày của bệnh nhân. Tuy nhiên, thực tế là hơn 73% người điều trị tiểu đường ở Việt Nam không tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, chất xơ giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Bệnh nhân cần có chế độ ăn cân đối bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và xơ… Trong khẩu phần ăn hàng ngày, người bệnh nên chú ý đến thành phần các dinh dưỡng theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, cung cấp năng lượng từ những thành phần bột đường, đạm, chất béo được tính theo tỷ lệ như sau:
- Lượng bột đường (carbonhydrates): Từ 55% đến 60% tổng số năng lượng mỗi ngày. Nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết hấp thụ như gạo không xay trắng quá, bánh cuốn, bún, mì ống… không nên ăn thực phẩm có chỉ số đường cao như bánh mì, khoai tây luộc, bánh bột ngô nướng, bánh mì trắng, cốm gạo… hạn chế các loại đường hấp thu nhanh như đường mía, mật ong, nước ngọt có gas, bánh kẹo ngọt, mứt…
- Lượng chất đạm (protein): từ 15% đến 20% năng lượng của khẩu phần ăn. Nếu người bệnh có tổn thương thận thì phải giảm lượng đạm, tùy suy thận nặng hay nhẹ mà có thể dùng 0,6 đến 0,8g đạm cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ăn kết hợp đạm động vật (thịt, cá, trứng…) và đạm thực vật (đậu nành, các loại đậu khác, tảo, nấm…). Sữa là nguồn cung cấp chất đạm và canxi rất tốt cho cơ thể. Có thể dùng loại sữa chuyên biệt cho bệnh nhân như glucerna SR giúp kiểm soát tốt chỉ số HbA1c, kiểm soát tốt huyết áp, kiểm soát tốt mức lipid máu, cân đối vitamin, chất xơ.
- Chất béo (lipid); tỷ lệ chất béo không nên quá 20 đến 25% tổng số năng lượng mỗi ngày. Cần hạn chế các chất béo bão hòa có nhiều trong mỡ động vật. Các loại có nhiều cholesterol như các loại thịt màu đỏ, da gà, nội tạng động vật… nên hạn chế sử dụng. Nên sử dụng các chất béo tốt cho hệ tim mạch như các chất béo chưa bão hòa một nối đôi (MUFA), và nhiều nối đôi có trong dầu hướng dương, dầu olive, dầu cá, cá biển…
- Vitamin (vitamin A, C, E, vitamin nhóm B, nhất là B6, B12, acid folic…) và các chất khoáng, các yếu tố vi lượng (magie, sắt, iod, kẽm…): là các chất dinh dưỡng không sinh năng lượng và có vai trò quan trọng không hề thay thế trong các phản ứng chuyển hóa của cơ thể. Các thành phần này còn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết, làm giảm lượng cholesterol có hại, khắc phục tình trạng kháng insulin, tạo thuận lợi cho việc theo dõi và điều trị. Các loại này thường có trong rau xanh, quả tươi, các thực phẩm có bổ sung vi chất dinh dưỡng hoặc viên multivitamin và khoáng chất.
- Chất xơ: Nên ăn nhiều thức ăn có nhiều chất xơ có nhiều trong vỏ trái cây, gạo không giã kỹ… có tác dụng chống táo bón, giảm tăng glucose trong máu sau bữa ăn, và giảm cholesterol, trilycerid máu. Nên sử dụng chất xơ hòa tan FOS giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và chậm hấp thu glucose.
Tiểu đường là bệnh lý mãn tính nên người bệnh cần phải có chế độ ăn hợp lý liên tục và lâu dài hàng ngày. Chế độ dinh dưỡng phù hợp tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của người bệnh sẽ giúp kiểm soát đường huyết từ đó có thể ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ biến chứng.
Rau xanh phòng bệnh tiểu đường
Một chế độ ăn uống cân bằng, nhiều rau xanh và hoa quả từ lâu đã là một lời khuyên dinh dưỡng để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2.
Theo công bố đầu tiên của hệ thống nghiên cứu toàn cầu (bao gồm các nhà nghiên cứu chuyên tổng hợp các công trình nghiên cứu có giá trị và kiểm định lại các kết quả đó nhằm đưa tới những kết quả khoa học chính xác nhất về căn bệnh này), họ đã khám phá ra rằng: đối với những người ăn rau, củ quả hoặc kết hợp cả hai thì tác động không đáng kể đối với bệnh tiểu đường tuýp 2.
Thực phẩm nào bệnh nhân tiểu đường nên tránh?
Những năm gần đây, số lượng người mắc đái tháo đường ngày càng tăng, trẻ hoá độ tuổi. Nguyên nhân một phần do lối sống, ít vận động của con người.
Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư…
Với số lượng gia tăng của bệnh tiểu đường, các chuyên gia chỉ ra rằng, cần có một sự hiểu biết chính xác về bệnh tiểu đường và hạn chế một số loại thực phẩm, bởi vì chế độ ăn uống bị ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh và làm thay đổi lượng đường trong máu.
Dưới đây là những thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh:
Trái cây khô
Thực tế trái cây khô có chứa chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó lại có hàm lượng lượng đường tự nhiên rất cao, khiến lượng đường trong máu của người bị bệnh tiểu đường càng tăng cao. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường nên tránh trái cây khô.
Nước trái cây
Thực tế, các loại trái cây giàu chất xơ rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường nhưng nước trái cây thì ngược lại. Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.
Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng (Ảnh minh họa)
Gạo
Gạo trắng là một thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nhưng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, gạo trắng có thể làm bệnh tiểu đường của họ trầm trọng hơn vì nó làm cho hàm lượng đường trong máu tăng nhanh hơn. Do vậy, người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn gạo lứt và các loại thực phẩm ngũ cốc vì chúng làm giảm dần lượng đường glucose trong máu.
Mật ong
Mật ong là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người, mật ong có thể làm giảm bớt táo bón, đẹp da… Nhưng mật ong có chứa đến 40% hàm lượng đường và đường mật ong khiến cơ thể dễ dàng hấp thụ trực tiếp, do vậy, bệnh nhân tiểu đường cành tránh mật ong càng nhiều càng tốt.
Đường mía
Vị ngọt của đường mía rất nhiều người đáng nhớ, mặc dù nó làm giảm cơn khát, nhưng nó chứa chủ yếu là glucose, fructose và sucrose, cung cấp cho cơ thể. Đây là những thực phẩm có hại cho bệnh tiểu đường, vì vậy bệnh nhân cần xem xét một cách cẩn thận trước khi ăn.
Chất béo và kẹo
Chất béo và kẹo cần được hạn chế nếu bạn đang mắc căn bệnh tiểu đường. Chất béo có thể khiến lượng đường trong cơ thể tăng đột biến và làm bạn tăng cân. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì kẹo làm loại thực phẩm cấm kỵ hàng đầu, bởi chúng có quá nhiều đường.
Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn như khoai tây chiên, mì gói, bánh rán, bánh ngọt… thường có nhiều chất béo trans. Chất béo trans làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, các loại hạt, bơ, dầu ô liu hay dầu thực vật.
Sữa
Đối với các bệnh nhân tiểu đường thì các chế phẩm từ sữa như sữa béo, kem, pho mát,… là những thực phẩm cấm kỵ. Do đó, người bị bệnh tiểu đường nên chọn sữa tách béo, pho mát có hàm lượng chất béo thấp.
Bỏng ngô
Các chuyên gia chỉ ra rằng, bỏng ngô không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, vì bỏng ngô là loại thực phẩm giàu tinh bột, cộng với chiên, nên càng cần cấm kỵ trong chế độ ăn uống của người bị bệnh tiểu đường.
Rượu
Khi bệnh nhân uống rượu và ăn một số thức ăn có đường thì lượng đường trong máu lập tức tăng cao không khống chế được. Còn khi thường xuyên uống rượu mà không ăn thức ăn thì làm chậm quá trình phân giải đường nguyên chất ở gan, làm lượng đường trong máu giảm xuống, xuất hiện triệu chứng đường máu thấp. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu cho dù bạn có bị bệnh tiểu đường hay không và người bị tiểu đường thì càng nên tránh uống rượu.