Bí đỏ còn gọi là bí ngô, bí rợ, tên khoa học là Cucurbita pepo, họ bầu bí. Dây bí đỏ mọc lan trên mặt đất. Hiện nay có nhiều loài mà quả có hình dáng và màu sắc khác nhau: hình cầu, hình cầu dẹt, hình trụ; vỏ nâu, vỏ vân, vỏ sẫm màu ; thịt đỏ, thịt hồng, thịt vàng.
Trong số các loại quả, bí đỏ là nhà vô địch về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axít hữu cơ. Axit ascorbin có trong bí đỏ giúp tránh cảm, vitamin nhóm B giúp đấu tranh với mệt mỏi, cáu giận và mất ngủ, củng cố tóc và móng chân, tay.
Lợi ích của bí ngô đối với sức khỏe
1. Thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch. Vào nùa nóng nực nên ăn bí ngô.
2. Quáng gà, khô mắt: Trong thị bí đỏ chứa nhiều vitamin A, nên có tác dụng chữa quáng gà, rất tốt. quáng gà là bệnh mắt khô, tầm chiều tói không nhìn rỗ được. ăn nhiều bí ngô sẽ khỏi, mà không gây tác dụng phụ như dùng vita minA đơn thuần
Bí đỏ lại có ít chất bột nên rấ thuận lợi cho thực đơn người bệnh tiểu đường. |
3. Giảm béo: Bí đỏ có khả năng sinh nhiệt thấp nên dùng vào thực đơn giảm thân trọng. Mập phì do cơ thể tích nhiều mỡ.
4. Phòng chống bệnh tim mạch: Sự kết đọng chất béo làm thành mạch máu mất tính đàn hồi nên huyết áp tăng. Vết kết đọng này kéo theo sự oxyd-hoá lipoprotein và tạo xơ động mạch, thành mạch dày thêm và mạch máu giảm khẩu độ, sự tuần hoàn thêm trì trệ, dẫn tới thiểu năng động mạch vành. “Máu nhiễm mỡ” cũng tạo thuận lợi cho sự kết đọng tiểu cầu, sảnsinh ra máu cục ; máu cục làm tắc nghẽn mạch máu tim gây chết đột tử do nhồi máu cơ tim ; nó vào não gây tai biến mạch máu não. Rõ ràng việc ăn kiêng để tiêu hoa mỡ là biện pháp tiên khởi phòng chống các bệnh tim mạch.
Xơ động mạch do lipoprotein LDL oxyd hoá. Beta-caroten trong bí đỏ có khả năng chống oxyd hoá nên hữu ích trong trường hợp này.
Chất xơ trong bí đỏ khoá hoạt tính cuả cholesterol và kéo theo phân. Chúng ta biết rằng chất béo phải nhờ cholesterol nhũ hoá mới ngấm được vào máu. Cholesterol bị khoá hoạt tính nên cả cholesterol và chất béo đều không vào máu và bị bài xuất theo phân. Kết quả là cholesterol và chất béo đều giảm, đồng thời giảm nguy cơ bệnh tim mạch..
5. Trị bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có liên quan gì đến mỡ đâu mà cũng phải kiêng mỡ và giảm thân trọng ? Sự kết đọng chất béo và xơ động mạch ngăn chặn glucoz khuếch tán vào các mô. “Máu nhiễm mỡ” làm cho tuần hoàn trì trệ, tạo thuận lợi cho việc liên kết protein-glucoz ; dưới dạng liên kết đại phân tử, glucoz không thể thoát ra ngoài mạch. Đây là hai nguyên nhân khiến glucoz-huyết tăng ở những người mập phì bị bệnh tiểu đường loại II (không phụ thuộc insulin).
Beta-caroten chống oxyd hoá lipoprotein LDL, ngăn chặn xơ động mạch nghĩa là giúp cho glucoz phân tán được ra khỏi mạch máu. Beta-caroten trong quả bí đỏ còn chống lão hoá, mà lão hoá là một trong những nguyên nhân cuả bệnh tiểu đường.
Bí đỏ lại có ít chất bột nên rấ thuận lợi cho thực đơn người bệnh tiểu đường.
Bí ngô giàu chất chống oxy hóa, beta-carotene, đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống ung thư. |
6. Nhuận tràng: Quả bí còn non nhận tràng mạnh hơn bí chín. Người mập phì thường táo bón. Aên bí đỏ vưà giảm cân vưà nhuận tràng.
7. Bí ngô giúp hồi phục tuyến tụy: Như chúng ta đã biết, tuyến tụy cơ quan sản sinh ra insulin, và bạn có nguy cơ mắc tiểu đường nếu quá trình này bị rối loạn.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, bí ngô có tác dụng phục hồi các tế bào trong tuyến tụy, và hoàn toàn có khả năng chữa khỏi bệnh tiểu đường.
8. Giảm nguy cơ ung thư: Giống như những loại rau quả màu vàng như khoai lang, cà rốt, bí ngô giàu chất chống oxy hóa, beta-carotene, đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống ung thư.
9. Làm đẹp da: Chất carotenoid không những có tác dụng ngăn chặn các căn bệnh ung thư mà còn có thể trung hòa gốc tự do, ngừa lão hóa và những nếp nhăn xuất hiện trên da.Tăng năng lượng: Nhiều người biết rằng chuối có tác dụng rất tốt trong việc tăng năng lượng. Nhưng ít người biết bí ngô cũng là một thực phẩm có tác dụng này.
Bí ngô giàu kali giúp khôi phục lại sự cân bằng của các chất điện giải của cơ thể sau khi luyện tập thể thao hoặc sau một ngày làm việc mệt mỏi giúp cơ thể tiếp tục hoạt động một cách tốt nhất.
10. Tăng cường hệ thống miễn dịch: Bí ngô là một loại thực phẩm chứa nhiều nguồn dinh dưỡng thiết yếu trong đó có vitamin C vì vậy nó có tác dụng trong việc tăng cường hệ miễn dịch đặc biệt đối với phụ nữ.
Một số bài thuốc trị bệnh từ bí ngô
1. Viêm phổi: 500 g bí ngô, 250 g thịt bò, đun kỹ để ăn. Có thể dùng thêm viên hoàn lục vị địa hoàng để điều trị.
2. Viêm khí quản mạn tính, ho phế quản: 1 quả bí ngô (khoảng 500 g), 60 g mật ong, 30 g đường phèn. Khoét 1 lỗ ở đầu quả bí để moi một phần ruột ra; cho đường và mật ong vào, bịt lại bằng miếng bí đã cắt. Đun một giờ đồng hồ rồi lấy ra. Ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối, ăn hết. Dùng liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc: Bí ngô tươi 500 g (gọt vỏ), táo tàu 15-20 quả (bỏ hạt), đường đỏ vừa đủ. Đun chín nhừ để ăn.
Bí ngô có tác dụng thúc đẩy việc tiết ra chất insulin trong cơ thể. |
3. Tiểu đường: Dùng bí ngô làm rau ăn với các thức ăn khác. Có thể nướng bí ngô cho khô, nghiền bột, uống với nước đun sôi mỗi lần 6 g, ngày 2-8 lần. Bí ngô có tác dụng thúc đẩy việc tiết ra chất insulin trong cơ thể.
4. Huyết áp cao, viêm thận mạn tính, xơ gan: Bí ngô rửa sạch, cắt miếng. Cho thêm đường trắng, trộn đều. Đun chín mà ăn. Phối hợp thuốc để điều trị.
5. Ợ hơi: Lấy 5 cuống quả bí ngô, sắc uống.
6. Giải độc chất heroin: Bí ngô sống giã lấy nước mà uống nhiều lần.
7. Bỏng lửa, bỏng nước sôi: Ruột bí ngô giã nát đắp vào chỗ đau.
8. Mụn nhọt: Cuống bí ngô phơi khô, đốt thành than. Nghiền bột, trộn với dầu sở hoặc dầu mè mà đắp.
9. Tẩy giun: Ăn sống bí ngô, người lớn 500 g, trẻ em lượng một nửa. Hai giờ sau uống thuốc tẩy, ngày 1 lần, liên tục trong 2 ngày.
10. Đối với người bệnh gan: ăn cùi bí đỏ sống hoặc nấu với gạo thành cháo, ăn dầu ép từ hạt bí đỏ.