Kỹ thuật nuôi đuông dừa khá đơn giản, nếu bà con muốn nuôi đuông công nghiệp thì phải làm giống của Thái Lan , tức là dùng cành dừa để nuôi . Khá hiệu quả vì cành dừa và cành cọ mỗi năm đều phải tỉa một vài cành, một đồn điền trồng dừa mỗi năm phải vứt đi hàng vạn cành . Nếu dùng cái đó để nuôi đuông thì hiệu quả kinh tế sẽ ra sao .
Nuôi một con đuông từ Trứng đến thu hoạch chưa đến 60 ngày . Thể tích mà nó nghiền suốt quãng đời của nó chỉ bằng một đoạn mía 50 cm . Như vậy một cành dừa có thể nuôi được 5-10 con đuông . Với giá bán 8000/con/60 ngày thì nuôi đuông như vậy mới kinh tế.
Sau đây chúng tôi xin giới thiểu kỹ thuật nuôi đuông dừa trong nhà:
Chuồng nuôi Đuông dừa:
Chuẩn bị sô đường kính 50 cm, chúng ta làm nắp đậy bằng màn thông hơi cho đuông có thể trao đổi không khí với môi trường bên ngoài.
Thức ăn cho đuông đừa
Chặt cành dừa, về róc lớp vỏ xanh đem say nhỏ rồi rữa sạch và cho cám vào trộn đều lên
Cho thức ăn vào trong chuông nuôi, thả đuông giống vào nuôi
Sau 10 đến 30 ngày nuôi, Đuông dừa lột sác trở thành bọ cánh cứng có tên là Kiến Dương, và bắt đầu có thể sinh sản được, chúng ta lấy kiến dương ra và cho vào chuồng mới để kiến dương đẻ trứng.
Nuôi một con đuông từ Trứng đến thu hoạch chưa đến 60 ngày
Giá trị thương phẩm của đuông dừa:Với Đuông, người ta có thể làm rất nhiều món khác nhau như: tẩm nước mắm ăn sống, Đuông tẩm bột chiên, Đuông rang, Đuông nướng, Đuông luộc nước dừa, Đuông nấu cháo, Đuông hấp xôi, Đuông gỏi cổ hủ dừa. Các món Đuông thường thích hợp nhất khi đi kèm với rượu trắng chát, hoặc một vài ly rượu cúc nhẹ, chứ không hợp với rượu đế có nồng độ cồn cao. Đuông cũng thường được thưởng thức theo cách nhấm nháp và hiếm khi kết hợp với các loại đồ nhắm, rau, dưa khác, ...
Các chất thải từ nuôi đuông dừa có thể dùng làm phân hữu cơ cho cây rất tốt.
VIDEO KĨ THUẬT NUÔI ĐUÔNG DỪA