Nuôi rắn mối được xem là mô hình “nuôi hàng độc” hiếm có. Loài bò sát vốn thích sống hoang dã này không ai nghĩ sẽ nuôi nhốt được chúng.
Rắn mối là loài bò sát, phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Campuchia... Rắn mối có đầu hình tam giác, có 4 chân, mỗi chân có 5 ngón, có vảy trên mình, vảy phía trên màu nâu và phía dưới màu trắng ngả vàng. Hai bên hông có hai sọc đỏ như lửa chạy dọc xuống tới hai chân sau. Qua tìm hiểu bước đầu, có thể phân ra hai loại là rắn mối lưng trơn và rắnmối lưng sọc. Đặc điểm của rắn mối lưng sọc là trên lưng có 7 sọc đen chạy dọc trên lưng, hai bên hông có hai sọc đỏ nhưng ngắn, có những đốm trắng chạy dọc tới đuôi. Còn rắn mối lưng trơn thì trên lưng không có sọc vảy, phía trên màu nâu và vảy phía dưới màu trắng ngả vàng. Phía bên hôngcó sọc đỏ chạy dọc tới tận hai chân sau.
Cách tổ chức nuôi “hàng độc” khá đơn giản, có thể tận dụng nuôi trong các xô, chậu, thau.... tuy nhiên, thì tốt nhất nên xây chuồng để nuôi thương phẩm số lượng lớn. Chuồng được xây dựng theo hình chữ nhật có kích thước ngang 2 m, dài 5 m, cao 0,8 m. Mặt tường bên trong chuồng nên tô láng hoặc dán gạch men để tránh rắn thoát ra ngoài. Với kích thước như trên có thể nuôi được 1.000 con rắn mối. Dưới nền chuồng có thể bỏ gạch ống hay rơm, ngói, tôn bể.... để làm chỗ trú ẩn cho chúng. Phía trên lớp gạch ống, ngói này có thể bỏ rơm hay lá chuối làm bãi tắm nắng cho chúng. Khi bỏ gạch vào chuồng, chú ý đặt cách thành chuồng khoảng 30 cm để rắn mốikhông bò lên và nhảy ra ngoài.
lưu ý, rắn mối rất cần ánh nắng vì vậy có thể xây chuồng dạng hở (nửa mát, nửa nắng) để có bãi tắm nắng cho chúng, vừa làm nơi có thể chong đèn (dây tóc) để rắn mối sưởi ấm, vừa dẫn dụ côn trùng làm thức ăn cho rắn mối. Nên dùng gạch ống làm chỗ trú ẩn là tốt nhất, nếu làm rơm hay lá chuối khô sau một thời gian sẽ bị dính phân rắn mối, môi trường nuôi dễ ô nhiễm. Cần chú ý xây dựng chuồng thoáng mát và có bãi tắm nắng cho chúng. Thức ăn cho rắn mối là các loại côn trùng như mối, dế, gián, cào cào, sâu hoặc có thể cho ăn ếch, nhái con, cá băm nhỏ... Món khoái khẩu của rắn mối là con mối. Lượng thức ăn cho 1.000 con trong ngày là khoảng 0,5 kg. Trong chuồng bố trí hai cái dĩa làm máng ăn và máng uống. Cho ăn 3 lần trong một ngày, tránh cho chúng ăn thức ăn hôi, thiu, mốc.... nên thay nước sạch thường xuyên để tránh phân rơi vào máng uống.
Rắn mối giống nên chọn những con khỏe mạnh không dị tật, dị hình, không cụt đuôi, bốn chân không khuyết tật và đều cỡ, chọn những con khỏe, di chuyển nhanh và không dị tật.
Theo kinh nghiệm , cách phân biệt con đực và con cái như sau: với rắn mối lưng sọc thì con đực có đầu to, chân khỏe đuôi dài, có hai sọc đỏ chạy dọc hai bên hông, thân hình thon và khỏe mạnh. Con cái đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ, di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy hai bên hông nhưng ngắn hơn con đực và có những đốm trắng hai bên hong chạy dọc lưng.
Với rắn mối lưng trơn thì con đực có đầu to, chân khỏe, đuôi dài và khỏe, có hai sọc đỏ chạy dọc hai bên hông, thân hình thon và khỏe mạnh. Con cái có 7 sọc đen trên lưng, đầu nhỏ, đuôi nhỏ, chân nhỏ di chuyển chậm chạp, có sọc đỏ chạy hai bên hông nhưng ngắn hơn con đực và có những đốm trắng hai bên hông chạy dọc lưng.
Rắn mối sinh sản vào mùa mưa, thời gian mang thai khoảng 2,5 tháng, sau đó sinh ra một cái bọc, trong bọc có rắn mối con, rắn mối con tự cắn bọc chui ra. Mỗi lần sinh sản khoảng 15 con, mỗi năm sinh sản một lần. Thời gian trưởng thành của rắn mối khoảng 5 tháng và bắt đầu sinh sản lúc 6 - 7 tháng tuổi. Làm chuồng cho rắn mối sinh sản cũng như chuồng nuôi rắn thịt nhưng phải tách riêngrắn mối đẻ ra và bỏ lá chuối khô nhiều vào chuồng và tránh tiếng động. Quan sát khi ta thấy rắn mốibụng hơi to thì tách riêng chăm sóc và cho vào chuồng sinh sản.
Thịt rắn mối trắng, thơm và ngọt, có giá trị dinh dưỡng cao. Rắn mối có thể chế biến một số món ăn như chiên, nướng, xào lăn, rô ti, nấu cháo....
Video kỹ thuật nuôi