Việc này tốt cho chính bạn. Hãy loại bỏ 8 điều này ra khỏi một ngày của bạn và không chỉ hiệu suất công việc mà cả hạnh phúc sẽ trở lại
Nếu bạn nhận được một giá trị kha khá từ việc lập danh sách những việc phải làm, bạn sẽ còn nhận lại được nhiều hơn về mặt hiệu suất, các mối quan hệ được cải thiện và sự giàu có của chính cá nhân bạn khi bổ sung những điều sau vào danh sách những việc không làm.
Mỗi ngày, bạn hãy cam kết không làm những việc sau:
1. Kiểm tra điện thoại khi đang nói chuyện với người khác
Bạn làm việc này có nghĩa là bạn đang chơi trò: “Đó có phải điện thoại của chị không? Ôi, có khi đó là điện thoại của tôi đấy”. Bạn cố chứng tỏ rằng mình vẫn tập trung vào câu chuyện nhưng mắt vẫn liếc nhìn màn hình điện thoại. Bạn lại vừa làm điều này: “Chờ chút, đợi tôi trả lời tin nhắn này chút nhé”.
Có thể bạn còn không nói câu “Chờ chút” nữa. Bạn ngừng nói chuyện, ngừng chú ý và cứ thế trả lời tin nhắn điện thoại.
Bạn muốn nổi bật? Bạn muốn cảm thấy được nhiều người yêu quý khi trò chuyện cùng bạn như thể bạn là người quan trọng nhất thế giới này?
Vậy hãy ngừng kiểm tra điện thoại. Vật vô tri vô giác đó sẽ không nhận thấy rằng bạn đang không chú ý tới nó đâu. Còn những người khác thì có đấy, và họ quan tâm tới điều đó.
2. Làm nhiều việc trong suốt cuộc họp
Cách dễ nhất để trở thành người thông minh nhất trong phòng là trở thành người tập trung chú ý nhất trong phòng.
Bạn sẽ ngạc nhiên về những gì bạn có thể học được, cả về chủ đề của cuộc họp và về những người có mặt trong cuộc họp nếu bạn ngừng làm nhiều việc và bắt đầu tập trung cao độ. Bạn sẽ vỡ ra và hiểu sâu hơn về chương trình nghị sự, bạn sẽ nhận ra các cơ hội để dựng nên những nhịp cầu và bạn sẽ nhận ra các cách giúp bản thân trở nên không thể thiếu được đối với mọi người.
Điều này thật dễ vì bạn là người duy nhất cố gắng.
Và bạn là người duy nhất thành công ở nhiều cấp độ.
3. Nghĩ về những người không tạo nên sự khác biệt nào trong cuộc sống của mình
Tin tôi đi: Không có bạn thì những người trong gia đình của các nhân vật nổi tiếng sẽ vẫn ổn.
Nhưng gia đình, bạn bè, nhân viên –tất cả những người có liên quan tới bạn thì không. Hãy dành thời gian và sự quan tâm cho họ.
Họ là những người xứng đáng với điều đó.
4. Sử dụng nhiều chức năng thông báo khác nhau
Bạn không cần biết ngay lập tức là mình có email, có tin nhắn hay thêm một người ấn nút “thích” hay bất cứ cửa sổ nào khác hiện lên trên điện thoại và máy tính của bạn.
Nếu có việc quan trọng phải làm, thì bạn cần làm một một cách liền mạch, không gián đoạn. Hãy tập trung hoàn toàn vào những việc bạn đang làm. Rồi sau đó hãy dừng lại một chút chú ý tới những gì đang diễn ra bên ngoài thế giới của bạn.
Và sau đó hãy trở lại với công việc. Tập trung vào những gì bạn đang làm quan trọng hơn rất nhiều so với việc tập trung vào những việc mà những người khác đang làm. Chúng có thể đợi nhưng bạn và những việc thực sự quan trọng với bạn thì không thể.
5. Để quá khứ chi phối tương lai
Mọi sai lầm đều đáng giá. Hãy rút ra bài học từ chúng. Rồi sau đó hãy buông bỏ chúng.
Nói dễ hơn làm? Điều này tùy thuộc vào quan điểm của bạn. Khi thất bại, hãy biến đó thành cơ hội để học về điều mà bạn chưa từng biết-nhất là về chính bản thân bạn.
Nếu có một việc gì đó thất bại do lỗi của ai đó, hãy biến đó thành cơ hội để thể hiện sự tử tế, vị tha và hiểu biết của mình.
Quá khứ chỉ là sự rèn luyện. Quá khứ không thể nào xác định được con người bạn trừ khi bạn cho phép điều đó.
6. Chờ đến khi tôi chắc chắn là mình sẽ thành công
Bạn không bao giờ có thể cảm thấy chắc chắn rằng mình sẽ thành công với một điều gì đó hoàn toàn mới nhưng bạn có thể luôn luôn cảm thấy chắc chắn rằng mình cam kết sẽ trao đi những gì tốt đẹp nhất của mình.
Và bạn có thể luôn cảm thấy chắc chắn mình sẽ thử đi thử lại nếu mình thất bại.
Hãy thôi chờ đợi. Bạn mất ít hơn rất nhiều so với mình nghĩ và có thể thu được mọi thứ.
7. Nói xấu sau lưng ai đó
Có thể bạn là ngôi sao của hội buôn dưa lê.
Nếu bạn nói với nhiều hơn một người về một việc mà anh Joe đang làm thì những người khác có thấy khá hơn khi bạn bước lên và thực sự nói với Joe về điều đó không. Nếu bạn không phải là người thích hợp để nói với Joe thì bạn cũng không phải là người thích hợp để nói về Joe.
Hãy dành thời gian cho những cuộc trao đổi có tính xây dựng. Bạn sẽ làm được nhiều việc hơn và sẽ được tôn trọng hơn.
8. Nói “có” khi trong lòng muốn nói “không”
Thật khó mà từ chối một lời đề nghị của đồng nghiệp, khách hàng hay thậm chí là bạn bè. Nhưng hiếm khi nói “không” sẽ khiến mọi việc xấu hơn bạn tưởng. Hầu hết mọi người sẽ hiểu và nếu họ không hiểu thì bạn có quá quan tâm tới những gì họ nghĩ không?
Khi bạn nói “không” thì ít nhất bạn sẽ chỉ cảm thấy tồi tệ lúc đó thôi. Nếu bạn nói có với những việc bạn không muốn thì bạn sẽ cảm thấy tồi tệ trong một thời gian dài- hay ít nhất là trong suốt thời gian bạn phải làm việc không mong muốn đó.
(Dịch từ Inc)