Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ

Nguyễn Hiền
0
Từ ngàn xưa và mãi mãi mai sau, trong tâm thức của người Việt "Vua Hùng", "Tổ Hùng", "con Lạc cháu Hồng", "con Rồng cháu Tiên", "dòng dõi Lạc Hồng"... luôn luôn là biểu tượng cao đẹp thiêng liêng. Đó là biểu tượng thiêng liêng nhất, cao đẹp nhất trong đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây" với quan hệ đồng tộc, đồng bào.

1. Nguồn gốc lịch sử ngày giỗ tổ Hùng Vương

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân - con trai của Kinh Dương Vương Lộc Tục lấy nàng Âu Cơ - con gái Vua Đế Lai rồi sinh ra một bọc trăm trứng, nở thành trăm người con trai. Sau đó, năm mươi người con theo mẹ lên núi, năm mươi người theo cha xuống biển lập nghiệp.
Đền Hùng
Đền Hùng
Người con cả theo mẹ lên vùng đất Phong Châu (nay là Phú Thọ) lập ra nước Văn Lang và được tôn làm Vua Hùng. Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử của người Việt, được cai trị bởi 18 đời vua. Các Vua Hùng đã dạy dân trồng lúa nước và chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất vùng để thực hiện những nghi lễ theo tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp như thờ thần lúa, thần mặt trời để cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở.
Lễ dâng hương tại đền Hùng.Lễ dâng hương tại đền Hùng.
Để ghi nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, nhân dân đã lập đền thờ tưởng niệm (khu di tích lịch sử đền Hùng) mà trung tâm là núi Nghĩa Lĩnh và lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Tổ. Từ trung tâm thờ tự đầu tiên này, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần lan tỏa, có sức sống lâu bền từ đời này qua đời khác, từ đồng bằng lên miền núi, từ Bắc vào Nam, từ trong nước ra nước ngoài. Đất nước có lúc thịnh lúc suy, có lúc bị giặc ngoại xâm thống trị nhưng Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vẫn được các thế hệ duy trì đến tận ngày nay và còn mãi đến muôn đời sau.

2. Giỗ Tổ Hùng Vương - Tín ngưỡng bản sắc văn hóa đặc trưng

Xuất phát từ đạo lý văn hóa "Ẩm hà tư nguyên/ Uống nước nhớ nguồn"; Thờ cúng Vua Hùng đã trở thành tín ngưỡng văn hóa đặc trưng, mang tính bản địa sâu sắc của người Việt. Ngày Giỗ Tổ không chỉ đơn thuần là ngày con cháu bốn phương hội tụ thắp hương cúng giỗ Tổ tiên mà còn là ngày giao lưu văn hóa giữa các vùng miền cùng biên cõi.
Trên khắp mọi nẻo đường, mọi vùng quê, chốn đầu non ngọn suối, trong tâm thức của người dân đất Việt đều khắc cốt ghi xương, sâu đậm ký ức thiêng liêng về một cội nguồn chung:
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm."
Thế kỷ XV (năm 1470) nhà Hậu Lê cho biên soạn Ngọc Phả Hùng Vương với tên gọi đầy đủ là: "Hùng đồ thập bát diệp Thánh Vương ngọc phả cổ truyền/Ngọc phả cổ truyền về 18 chi đời Thánh Vương triều Hùng" đã xác định vị trí độc tôn dựng nước, sinh dân thuộc về các Vua Hùng. Cũng chính thức từ đây Đền Hùng được xác định là trung tâm tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng của Người Việt.
Giỗ Tổ Hùng Vương là một tín ngưỡng văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Giỗ Tổ không chỉ là ngày hội tụ con cháu về thắp hương cúng giỗ tổ tiên mà còn là ngày giao lưu văn hóa giữa các vùng miền.
Giỗ Tổ Hùng Vương tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Các nghi lễ diễn xướng và dâng lễ lên vua Hùng
Các nghi lễ diễn xướng và dâng lễ lên vua Hùng.
Với quan niệm văn hóa tâm linh "con cháu ở đâu thì ông bà, tổ tiên ở đấy". Người Việt đã thờ cúng Vua Hùng như sự hiện diện đặc trưng bởi ý thức tự cường của một quốc gia hưng thịnh. Theo "Nam Việt thần kỳ hội lục" chép năm 1763; tới thế kỷ XVIII ở nước ta mới có 73 làng thờ cúng Hùng Vương, vậy mà tới năm 2005 theo sách "Những di tích thờ Hùng Vương ở Việt Nam" của Cục Văn hoá Thông tin cơ sở - Bộ Văn hoá - Thông tin đã có 1417 nơi thờ Hùng Vương và các nhân vật liên quan thuộc Triều Hùng.
Trong ký ức của người Việt- Vua Hùng được khắc hoạ là một minh quân, ông vua mở nước, sinh dân, dựng làng, dựng nước... để rồi lưu truyền, tiếp nối các thế kỷ sau chính ông Vua này lại trở thành Thủy Tổ của người Việt, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra 100 người con trai- hình thành nên khái niệm, nghĩa "đồng bào".
Giỗ Tổ Hùng Vương - Tri ân công đức Tổ Tiên đã trở thành tín ngưỡng bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt và trở thành minh triết trong văn hoá Việt Nam.
Sự tích bánh chưng bánh giày dưới thời vua Hùng.Sự tích bánh chưng bánh giày dưới thời vua Hùng.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có nhiều hình thức đa dạng, điển hình là việc Vua Hùng được phối thờ (thờ chung) với nhiều nhân vật như các công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa; các Hùng hầu, Hùng tướng; Tản Viên Sơn Thánh; Hai Bà Trưng… tại các cụm di tích ở Phú Thọ. Hình thức phối thờ với Long Hải Đại Vương, Phù Đổng Thiên Vương, Mai An Tiêm, Chử Đồng Tử, các con Lạc Long Quân... cũng phát triển khá mạnh tại Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hóa... Tại nhiều nơi, các Vua Hùng còn được người dân phối thờ tại bàn thờ dòng họ. Người Việt Nam sống ở nước ngoài khi có dịp cũng “thỉnh” chân hương tại đất Tổ (Phú Thọ) để mang về cắm trên bàn thờ của gia đình.
Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở các đình, đền thờ Vua Hùng trên khắp cả nước, trong đó nghi lễ lớn nhất diễn ra tại khu di tích lịch sử đền Hùng. Tại Phú Thọ, các làng có đình, đền thờ Vua Hùng mỗi năm đều cử ra một Ban Khánh tiết gồm 6 – 9 người đàn ông để chủ trì và điều hành nghi lễ thờ cúng. Ban Khánh tiết lại chọn ra một Thủ từ có nhiệm vụ trông coi, hướng dẫn thực hành ở nơi thờ tự, quanh năm hương khói cho Vua Hùng.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn Chủ tế và đội tế luôn được các làng tuân thủ khắt khe. Khi làm Chủ tế, bản thân người được chọn phải luyện tập các động tác lễ bái cho thuần thục để điều hành hoạt động của đội tế.
Lễ vật chuẩn bị cho các buổi lễ (từ lễ mở cửa đến lễ rước, lễ đóng cửa đình/đền) đều được lựa chọn và chuẩn bị cẩn thận, chủ yếu gồm xôi/oản, hoa quả, rượu, vàng hương, gạo, muối, gà luộc (gà trống thiến), thịt lợn sống (lợn đen), bánh chưng và bánh dày…
Hàng năm, con cháu khắp nơi tụ họp về đền Hùng.Hàng năm, con cháu khắp nơi tụ họp về đền Hùng.
Các hoạt động của lễ hội được tiến hành theo lộ trình rước kiệu từ miếu về đình/đền, sau đó đi quanh làng rồi trở về nơi xuất phát. Thứ tự các đội rước cũng được quy định rõ ràng, đầu tiên là đội múa rồng/lân, tiếp theo là đội cờ thần, đội kiệu lễ, phường bát âm, hai hàng bát bửu và bát khí, đội kiệu long đình (rước lô nhang), đội kiệu ngai và bài vị, đội tế, và cuối cùng là dân chúng. Nghi thức cúng tế gồm có lễ dâng hương, dâng lễ vật, đọc chúc văn, cầu cúng, trình diễn các diễn xướng truyền thống như đánh trống đồng, Hát Xoan, rước nước, lễ cầu đảo...
Trong thời gian diễn ra lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian truyền thống như bịt mắt bắt dê, kéo co, cướp cờ, thi bơi, bắt vịt trên ao/sông, quây lợn, trò trám, đánh phết, bắt chạch trong chum, trò tùng rí…
Với những giá trị độc đáo và riêng biệt, ngày 6/12/2012, tại Paris (Pháp), UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là di sản đầu tiên của Việt Nam được vinh danh ở loại hình tín ngưỡng. Đây cũng là lần đầu tiên UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ Tổ là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phạm vi công nhận của di sản gồm 109 làng có đình, đền thờ Vua Hùng thuộc thị xã Phú Thọ, thành phố Việt Trì và các huyện Cẩm Khê, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Lâm Thao, Phù Ninh, Tam Nông, Thanh Ba, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập (tỉnh Phú Thọ).
Đền Hạ Phú Thọ.
Đền Hạ Phú Thọ
Đền Thượng
Đền Thượng
Tam quan đền Tổ Mẫu Âu Cơ
Tam quan đền Tổ Mẫu Âu Cơ
Đền Tổ mẫu Âu Cơ
Đền Tổ mẫu Âu Cơ
Tam quan đền Hạ
Tam quan đền Hạ
Lăng mộ vua Hùng
Lăng mộ vua Hùng
Lễ rước kiệu tại đền Hùng.
Lễ rước kiệu tại đền Hùng.
Lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian truyền thống thú vị.
Lễ hội còn có nhiều trò chơi dân gian truyền thống thú vị.
Giỗ Tổ Hùng Vương là sự khẳng định tín ngưỡng bản sắc văn hoá đặc trưng của người Việt và trở thành động lực tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Văn hoá ấy, nền tảng đạo lý ấy ngày càng được củng cố, phát triển đã trở thành lẽ sống, đạo đức, niềm tin cho các thế hệ người Việt và trở thành sức mạnh vô địch của cộng đồng Việt Nam vững bước trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Kiến%20thức%20chứng%20khoán

Đăng nhận xét

0 Nhận xét

Please Select Embedded Mode To show the Comment System.*

[gia]200 tỷ[/gia]

[diachi]Ghềnh Ráng, Qui Nhơn[/diachi]

[dientich]1200m2[/dientich]

[ketcau]
- Chủ đầu tư: Bambo Capital
- Mã cổ phiếu: BCG
- Đánh giá cổ phiểu: Triển vọng 2022-2025
[/ketcau]

[mota] Tọa lạc tại Ghềnh Ráng, chỉ cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 10km, khu nghỉ dưỡng Casa Resort là địa điểm mới hấp dẫn mang đậm nét quyến rũ với bãi biển dài xanh trong ngập tràn ánh nắng. [/mota]


[chitiet]
casamarina

GIỚI THIỆU

Tọa lạc tại Ghềnh Ráng, chỉ cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 10km, khu nghỉ dưỡng Casa Resort là địa điểm mới hấp dẫn mang đậm nét quyến rũ với bãi biển dài xanh trong ngập tràn ánh nắng.

Khu nghỉ dưỡng được thiết kế với kiến trúc độc đáo cùng không gian yên tĩnh sẽ mang đến những trải nghiệm mới cho một kỳ nghỉ trọn vẹn của du khách muốn tìm về với biển cả và hòa mình vào nắng gió.

Khu nghỉ dưỡng gồm có 56 phòng và biệt thự nằm rải rác trên 1,5 hecta đất và đồi núi. Gồm các loại phòng Deluxe, Luxury, Villa trên đồi và Villa biển. Tất cả phòng và biệt thự được thiết kế với đầy đủ tiện nghi. Khách đến với Casa Resort sẽ ấn tượng bởi một tiền sảnh thoáng mát, hướng nhìn ra biển, cạnh bên là khu vực nhà hàng đã tạo nên một tổ hợp kiến trúc lạ mắt và độc đáo. Bể bơi lớn với hệ thống xử lý nước bằng lọc khí Ozone và hệ thống Jacuzzi massage thư giãn. Khu nghỉ dưỡng với hệ thống làng chài bao quanh thích hợp cho loại hình du lịch và nghỉ dưỡng.

casamarina

Khu nghỉ dưỡng Casa Resort còn là điểm đến lý tưởng để du khách có thể khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ cùng những danh thắng văn hóa cổ xưa và những món hải sản tuyệt vời của vùng đất Bình Định, nơi kết hợp hài hòa giữa núi-biển và được mệnh danh là vùng “ đất võ trời văn” của Việt Nam.

Khu nghỉ dưỡng Casa Resort Quy Nhơn có 56 phòng và biệt thự, trong đó gồm có 32 phòng Deluxe, 08 phòng luxury hướng biển, 08 biệt thự đồi hướng biển và 08 biệt thự hướng biển có thể đi trực tiếp ra biển. Tất cả các phòng và biệt thự được thiết kế với đầy đủ tiện nghi. Các tiện nghi trong phòng bao gồm điều hòa, ti vi 43 inches, kết nối WIFI miễn phí, ban công riêng tư, điện thoại, minibar, trà và cà phê đặt phòng, bình đun nước nóng, máy sấy tóc, áo choàng tắm và dép và phòng tắm đứng.

Các dịch vụ miễn phí bao gồm:

  • Ăn sáng hằng ngày
  • Phục vụ nước uống khi đến nhận phòng
  • Sử dụng hồ bơi, biển và phòng tập thể dục
  • Miễn phí 02 chai nước suối, trà và cà phê
  • Sử dụng WIFI trong phòng

    [/chitiet]



    To Top